Điều kiện, thủ tục giải chấp sổ đỏ năm 2022

Điều kiện, thủ tục giải chấp sổ đỏ năm 2022

07/06/2022

(Xây dựng) – Giải chấp sổ đỏ (hay xóa đăng ký thế chấp) là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng nhà ở, đất ở cùng tài sản khác gắn liền với đất khi tài sản đã chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm cho khoản nợ.

 

dieu kien thu tuc giai chap so do nam 2022
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

 

Điều kiện giải chấp sổ đỏ

 

Căn cứ theo Điều 21, Nghị định 102/2017/NĐ-CP, bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp nếu thuộc trường hợp sau:

 

1. Đến hạn trả nợ gốc và đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

 

Khi thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất, các bên có quyền thỏa thuận với nhau về thời hạn thế chấp (thời hạn cho vay). Theo đó, khi đến thời hạn các bên thỏa thuận mà bên thế chấp thực hiện xong nghĩa vụ của mình (trả gốc và lãi) thì có quyền xóa đăng ký thế chấp theo quy định.

 

2. Chưa đến hạn trả gốc nhưng các bên thỏa thuận trả nợ trước.

 

Đây là trường hợp khá phố biến vì trên thực tế, nhiều ngân hàng cho phép bên thế chấp trả gốc và lãi trước thời hạn. Sau khi tất toán xong, bên thế chấp có quyền xóa đăng ký thế chấp.

 

Hồ sơ giải chấp

 

Theo Điều 47, Nghị định 102/2017/NĐ-CP, hồ sơ xóa thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bao gồm:

 

1. Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (1 bản chính).

 

2. Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (1 bản chính hoặc 1 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (1 bản chính hoặc 1 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm.

 

3. Bản chính Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng).

 

4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực hoặc 1 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

 

Thủ tục giải chấp sổ đỏ

 

Theo Điều 48, Nghị định 102/2017/NĐ-CP, thủ tục xóa đăng ký thế chấp được thực hiện như sau:

 

Bước 1: Nộp hồ sơ.

 

- Đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa liên thông thì nộp tại bộ phận một cửa.

 

- Đối với địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai (nếu là tổ chức) hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nếu là hộ gia đình, cá nhân.

 

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

 

Bước 3: Giải quyết yêu cầu.

 

Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung xóa đăng ký vào sổ địa chính và Giấy chứng nhận.

 

Thảo Phương

Bài viết khác
Left 2
Left 4