Nhìn lại 4 'cơn sốt’ của thị trường nhà đất TP.HCM

Nhìn lại 4 'cơn sốt’ của thị trường nhà đất TP.HCM

07/06/2022

Giai đoạn 2009 – 2013, TP.HCM kêu gọi đầu tư vào các dự án ở Thủ Thiêm nhưng nhiều doanh nghiệp không mặn mà tham gia. Đây cũng là thời điểm hợp đồng BT xây dựng 4 tuyến đường chính ở Thủ Thiêm được ký.

 

UBND TP.HCM vừa báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thị trường bất động sản từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành.

 

Theo UBND TP.HCM, trong hơn 20 năm qua, hoạt động của thị trường bất động sản Thành phố từng bước chuyển sang cơ chế thị trường dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.

 

Về lý thuyết, thị trường thường diễn ra theo biểu đồ hình sin bất đối xứng, phụ thuộc vào những yếu tố như: Quy luật giá trị; quy luật cạnh tranh; quan hệ cung – cầu; cơ chế chính sách điều tiết của Nhà nước; hành vi đầu tư của doanh nghiệp…

 

Trên thực tế, thị trường nhà đất TP.HCM thường trải qua các giai đoạn phát triển như tăng trưởng – ổn định – nóng sốt – đóng băng – trầm lắng – phục hồi và tăng trưởng trở lại.

 

Trong đó, từ năm 1990 đến nửa đầu năm 2014, thị trường nhà đất Thành phố trải qua 3 đợt “nóng sốt”. Lần đầu diễn ra vào giai đoạn 1993 – 1994. Lần hai diễn ra vào giai đoạn 2001 – 2002. Lần ba diễn ra vào giai đoạn 2007 – 2008. Đặc biệt, vào năm 2007, cơn sốt “bong bóng” bất động sản đạt đỉnh.

 

nhin lai 4 con sot cua thi truong nha dat tphcm
Hơn 30 năm qua, thị trường nhà đất TP.HCM xảy ra 4 "đợt sốt" và 2 lần "đóng băng".

 

Giai đoạn 2016 – 2019, thị trường bất động sản TP.HCM trải qua “cơn sốt” lần thứ 4. Giá đất tăng cao không chỉ ở TP.HCM mà còn ở các tỉnh thành trên cả nước cho đến khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

 

Cùng với đó, thị trường bất động sản TP.HCM cũng từng hai lần xảy ra tình trạng “đóng băng”. Lần đầu là giai đoạn 1995 – 1999. Lần thứ hai xảy ra vào giai đoạn 2002 – 2006.

 

Từ năm 2009 đến năm 2013 là giai đoạn lạm phát bùng nổ, Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất tăng cao, hạn chế cho vay, dòng vốn đầu tư nước ngoài thông qua các định chế tài chính trung gian (FII) dừng đổ vào bất động sản.

 

Trong giai đoạn nói trên, UBND TP.HCM đang kêu gọi đầu tư vào các dự án tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, với bối cảnh thị trường suy giảm, các nhà đầu tư ít tham gia và có xu hướng rút khỏi thị trường. Có trường hợp doanh nghiệp đã tham gia đầu tư ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng sau đó phải xin rút.

 

Theo UBND TP.HCM, đây cũng là thời điểm Thành phố ký kết Hợp đồng BT Xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

 

Theo Anh Phương/Vietnamnet.vn

Bài viết khác
Left 2
Left 4